Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Nước sạch và những con số biết nói ở Việt Nam

Dân số gia tăng, sự phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu... khiến nguồn nước sạch đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt,  sự ô nhiễm nguồn nước đang ở tình trạng báo động.


17.200.000

Việt Nam hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoang, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý, theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường. Điển hình như tỉnh Tiền Giang, chỉ tính riêng xã Hưng Thạnh đã có hơn 50% dân cư vẫn phải dùng nước chưa được an toàn (nước giếng nhiễm phèn, nước sông ngòi ô nhiễm, nước mưa…) cho sinh hoạt hàng ngày.

9.000

Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Cũng theo đánh giá tổng hợp của Bộ, hàng năm gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước. Trên thực tế, một số địa phương như xã Hưng Thạnh, Thạnh Tân (Tiền Giang), Duy Hòa (Quảng Nam), các ca nhiễm ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ do sử dụng nguồn nước ô nhiễm chiếm đến gần 40% dân cư toàn xã, có nơi lên đến 50%.

Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi ý thức kém của nhiều người.

3.840

Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia “thiếu nước” do lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000m3 một người mỗi năm của Hội Tài nguyên Nước quốc tế (IWRA). Đây được xem là một nghịch lý đối với một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc như nước ta.

30%

Một kết quả điều tra xã hội học trong cư dân sinh sống trên lưu vực các con sông tại Việt Nam, đến hơn 30% số người được hỏi về sự ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước sạch đều chưa nhận thức được hết hậu quả nghiêm trọng, dù tình trạng này thường xuyên tác động đến sức khỏe, đời sống không chỉ riêng bản thân mà cả gia đình họ. Điều đó cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch, thực trạng khan hiếm nước sạch cũng như ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước của người Việt Nam chưa cao, đây cũng chính là một trong các tác nhân làm nước sạch đã hiếm lại đang bị hoang phí ở nhiều nơi.

Có lẽ bạn quan tâm đến sản phẩm  may loc nuoc  bán chạy nhất Việt Nam hiện nay...

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Xe đạp máy lọc nước Cycloneclean của Nhật Bản

Một công ty Nhật Bản đang tăng tốc độ sản xuất loại xe đạp có khả năng làm sạch nước bẩn, phương tiện rất hữu ích tại những vùng xa xôi hoặc hứng chịu thiên tai.


Xe đạp máy lọc nước

Xe đạp máy lọc nước Cycloneclean

“Nếu bạn có thể đạp xe tới một dòng sông, ao, bể bơi hoặc những nguồn nước khác, bạn chỉ cần sức của chân để tạo ra nước sạch với xe đạp của chúng tôi”, AFP dẫn lời ông Yuichi Katsuura, chủ tịch công ty Nippon Basic tại Nhật Bản.

Cycloclean, tên của xe đạp do Nippon Basic sản xuất, được trang bị một motor để bơm nước qua hàng loạt ống lọc. Motor hoạt động khi xích xe đạp quay. Nó có thể lọc 5 lít nước mỗi phút.
Một điểm đặc biệt nữa ở Cycloclean là đinh không thể đâm thủng lốp của nó. Bơm và các vòi được đặt trong một hộp ở phía sau. Ba ống lọc được bố trí xung quanh bánh sau.

Nippon Basic đã bán 200 chiếc xe Cycloclean từ năm 2005 dù giá của mỗi chiếc lên tới 6.600 USD. Katsuura nói phần lớn khách hàng là chính quyền ở các địa phương tại Nhật Bản. Một số xe đạp máy lọc nước được bán sang Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Myanmar và Philippines.

Nhu cầu tại Bangladesh tăng mạnh trong thời gian qua nên công ty hợp tác với một nhà sản xuất xe đạp tại nước này năm ngoái. Mục đích của công ty liên doanh là giảm giá xe Cycloneclean. Sản lượng dự kiến hàng năm của nó vào khoảng 100-200 chiếc.

Katsuura khẳng định xe đạp may loc nuoc sẽ cung cấp việc làm và tạo thu nhập cho hàng triệu người Bangladesh, bởi nhiều người dân nước này gặp khó khăn trong việc tiếp cận nước sạch. Theo ông, bơm của Cycloclean có thể hút nước ở độ sâu tới 5 m.

Mẫu xe Cycloclean được trưng bày tại một triển lãm công nghệ thân thiện môi trường ở thành phố Kawasaki, gần Tokyo. Triển lãm kết thúc hôm qua.

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Máy tạo nước uống từ mồ hôi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học vừa phát triển máy tạo nước uống từ mồ hôi đầu tiên trên thế giới, bằng cách chiết xuất mồ hôi…đó là lời nhắc nhở mỗi người đều cần nước.

Sản phẩm do Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Dự án Gothia Cup thực hiện với mục đích nâng cao nhận thức về tình trạng thiếu nước sạch trên thế giới.

Westberg, phó giám đốc điều hành UNICEF tại Thụy Điển cho biết, họ muốn nâng cao nhận thức về vấn đề nước sạch theo cách mới, vui tươi và hấp dẫn hơn.

“Máy tạo nước uống từ mồ hôi là lời nhắc nhở mỗi người đều cần nước. Chúng ta cùng uống, cùng toát mồ hôi bất kể chúng ta đến từ đâu và nói ngôn ngữ gì. Nước là mối quan tâm chung của tất cả mọi người trên trái đất”, Westberg cho hay.

May loc nuoc  chiết xuất nước từ mồ hôi

Máy chiết xuất nước từ mồ hôi.

Theo kỹ sư Andreas Hammar, người phát triển loại máy trên, có rất nhiều cách khác nhau để chiết xuất và lọc nước. Biện pháp kỹ thuật sử dụng trong dự án này giống như trong ngành công nghiệp du lịch không gian, nơi mà từng giọt nước, dù là nước tiểu, nước làm mát hoặc mồ hôi đều là vô giá.

“Thật khó tin, nhưng nước được chiết xuất từ thiết bị mới sạch hơi so với nước thông thường mà chúng ta vẫn sử dụng”, Andreas Hammar nói.

Các cầu thủ bóng đá nổi tiếng cũng tham gia dự án. Họ là những người đầu tiên uống nước được chiết xuất từ mồ hôi. Nhóm nghiên cứu cho biết, bất cứ ai đều có thể tham gia, mỗi người sẽ vận động để trang phục ướt đẫm mồ hôi và máy chiết xuất sẽ lấy mồ hôi đó và tạo thành nước uống.

Chủ nhân của dự án hy vọng sẽ kêu gọi mọi người từ 70 nước trên thế giới tham gia. Tổng thư ký Gothia Cup Dennis Anderson nói: “Chúng tôi rất vui vì mọi người tham gia giải đấu bóng đá dành cho thanh niên đã cùng đổ mồ hôi và cùng uống các cốc nước chiết xuất từ đó”.

Có thể bạn quan tâm đến sản phẩm máy lọc nước bán chạy nhất Việt Nam hiện nay :   May loc nuoc cao cấp NewLife

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Nước sạch luôn là mơ ước của người dân miền Tây

Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém.

Thiếu nước sạch tạo nhiều tác động tiêu cực đến đời sống con người, một trong số đó là việc bệnh tật luôn rình rập từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi.

Nguồn nước sạch luôn là mơ ước của người dân miền Tây

Nguồn nước sạch luôn là mơ ước của người dân miền Tây

Từ lâu nay, người dân tại các xã Hưng Thạnh, Thạnh Tân (Tiền Giang) dù nhận thức được sự ô nhiễm của dòng sông Nguyễn Văn Tiếp nhưng vẫn đang dùng nguồn nước này cho sinh hoạt thường ngày. Họ không còn sự lựa chọn khác, bởi giếng khoan bị nhiễm phèn nặng, lại không thể chỉ trông chờ trời mưa. Điều đó khiến mỗi năm, số ca bệnh do nguồn nước như viêm da, bệnh phụ khoa ở phụ nữ, tiêu chảy tại địa phương thường khá cao, chiếm đến hơn 40% dân cư toàn xã.

Nguồn nước ở đây vừa khan hiếm vừa không an toàn

Nguồn nước ở đây vừa khan hiếm vừa không an toàn

Cùng nỗi khổ thiếu nước sạch, nhưng người dân miền Trung lại đối mặt với tình trạng khô hạn, nguồn nước nhiễm phèn diễn ra tại nhiều khu vực. Chỉ tính riêng thôn Phú Hòa 1 (Đà Nẵng), đến gần 400 hộ dân vẫn đang sử dụng nước giếng phèn chưa qua xử lý hay cư dân thôn 4 và thôn La Tháp Đông (Duy Hòa, Quảng Nam) đang dùng nguồn nước nhiễm dioxin và thuốc trừ sâu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. “Số ca bệnh ung thư ở xã ngày một tăng cao. Mới đây, xã lại mới có thêm gần chục ca ung thư giai đoạn cuối khiến người dân ngày càng lo lắng”, đại diện chính quyền xã Duy Hòa cho biết.

Cách đây khoảng 10 năm, hơn 200 hộ dân thôn La Tháp Đông (Quảng Nam) ai nấy đều hồ hởi khi một công trình nước sạch được xây dựng tại địa phương. Tuy nhiên, chỉ sau một năm, giếng nước đã không còn đủ nước cung cấp cho toàn xã, chỉ tạm đủ cho 1 trường học gần đó. “Mong mưa để có nguồn nước ngon dùng mà hoài vẫn chưa thấy. Người dân nơi đây vẫn đang ngóng nước sạch từng ngày”, một cư dân sống lâu năm tại thôn chia sẻ.

Chương trình “1 phút tiết kiệm triệu niềm vui"

Chương trình “1 phút tiết kiệm triệu niềm vui"

Nhiều năm qua, Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam (VBL) luôn có nhiều công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên nước. Từ năm 2012, VBL đã phát động chương trình “1 phút tiết kiệm”, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tiết kiệm nước ở nhiều địa phương như Đà Nẵng, Nha Trang, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Cần Thơ.

Để tiết kiệm nước, người dân có thể cùng thực hiện những hành động đơn giản nhưng thiết thực như: khóa vòi nước khi đang đánh răng, khi lấy xà phòng rửa tay, sử dụng máy giặt đúng công suất, sử dụng nước trong lau chùi và tưới tiêu hiệu quả hơn, kiểm tra và sửa chữa chỗ rò rỉ nước trong nhà, sử dụng may loc nuoc NewLife cao cấp cho nguồn nước sạch tinh khiết nhất …

Biến nước sông Tô Lịch Hà Nội thành nước uống

Bên bờ sông Tô Lịch, con sông nổi tiếng bẩn và hôi với màu nước đen ngòm, Giáo sư Côn lấy nước sông đưa vào máy lọc, những dòng nước tinh khiết từ từ chảy ra.

 
Không chần chừ, ông đưa nước lên miệng uống. Một số người đứng xem ông làm buổi thực nghiệm hôm qua cũng uống thử. "Tôi uống thấy bình thường, nước không hề có mùi gì", một phụ nữ uống và cho biết.
 
Sau 10 năm nghiên cứu, Giáo sư Trần Hồng Côn, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, đã ứng dụng thành công công nghệ hấp thụ chọn lọc để xử lý nước bẩn thành nước uống ngay.
 
Theo Trần Hồng Côn, mục đích của ông là giúp những người dân sống ở những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm, những nơi bị lũ lụt có đủ nước sạch để ăn uống... Do vậy, qua nhiều năm nghiên cứu, ông đã đưa ra công nghệ có thể lọc nước bất kỳ thành nước sạch để có thể uống trực tiếp được.

Biến nước sông Tô Lịch thành nước uống

Tiến sĩ Trần Hồng Côn lọc nước sông Tô Lịch thành nước uống.

Giáo sư Côn cho biết, máy lọc nước được xếp 4 tầng lọc để chuyên xử lý kim loại nặng, chất hữu cơ và amoni, asen và tầng tiệt trùng. Trước đây, công nghệ tiệt trùng bằng clo hoặc tia cực tím khá phức tạp song hiện nay áp dụng công nghệ tiến tiến nhất để tiệt trùng.

Công nghệ hấp thụ chọn lọc là phương pháp phủ các nam châm kim loại có kích thước lên bề mặt vật liệu siêu rỗng tạo ra diện tích tiếp xúc cực lớn giữa các loại nam châm và các phân tử nước. Các chất độc hại được giữ chặt bằng lực liên kết của các phân tử, việc xử lý hoàn toàn không sử dụng các phản ứng hóa học, hóa chất nên tuyệt đối an toàn.

Ngoài ra, giáo sư Trần Hồng Côn còn áp dụng công nghệ diệt khuẩn đang ứng dụng ở các nước tiên tiến trên thế giới. Khi dòng nước len lỏi qua lớp vật liệu này thì 99,99% vi khuẩn, vi rút trong nước sẽ bị tiêu diệt.

Dựa theo công nghệ mà GS. TS Trần Hồng Côn phát minh, đơn vị này đã thử nghiệm sản phẩm trong 3 năm, để đưa ra nguồn được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn nước đóng chai được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng chứng nhận. Đặc biệt may loc nuoc không cần chạy điện nên có thể áp dụng ở nhiều điều kiện địa hình.

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Canada: Công nghệ biến "không khí" thành "nước tinh khiết"

Một công ty của Canada đã chế tạo thành công thiết bị có khả năng “sản xuất” nước tinh khiết từ không khí. Thiết bị WaterMill khá giống một máy điều hòa nhiệt độ.

Được đánh giá là thiết bị cần thiết để đối phó với tình trạng khan hiếm nước sạch trên thế giới,  Nó có khả năng ngưng tụ hơi nước trong không khí, rồi lọc và khử trùng. Element Four (Canada) là công ty sản xuất thiết bị này.

Với giá 1.299 USD, WaterMill có thể sẽ nằm ngoài tầm với của những người có thu nhập thấp. Nó cũng không phải là thiết bị đầu tiên có khả năng tạo ra nước từ không khí. Nhưng với mục tiêu cung cấp nước có độ tinh khiết tương đương nước đóng chai cho các hộ gia đình, Element Four hy vọng rằng WaterMill sẽ nhanh chóng trở thành thiết bị gia dụng phổ biến.

Nguyên lý hoạt động của máy WaterMill

Nguyên lý hoạt động của máy WaterMill

Nguyên lý hoạt động của WaterMill tương đối đơn giản. Nó hút khí ẩm qua bộ lọc để khử bụi bẩn rồi đẩy khí ẩm sang buồng làm lạnh, nơi khí ẩm biến thành những giọt nước. Điểm đến tiếp theo của nước là khoang khử trùng bằng tia cực tím. Nước được lọc thêm một lần nữa trước khi chảy tới tủ lạnh hoặc vòi nước trong nhà bếp.

Hạ nhiệt độ của buồng làm lạnh xuống dưới mức mà hơi nước bắt đầu ngưng tụ thành sương là quá trình quan trọng nhất. WaterMill có thể sản xuất đến 12 lít nước mỗi ngày. Sản lượng sẽ tăng lên vào mùa mưa bởi đó là khoảng thời gian mà tỷ lệ hơi nước trong không khí khá lớn. Thiết bị có bảng thông báo thời gian thay bộ lọc.

“Chúng tôi đã tích hợp một hệ thống để cảnh báo người sử dụng thời điểm thay bộ lọc. Nếu người sử dụng không thay, máy sẽ tự tắt”, Jonathan Ritchey, người thiết kế WaterMill, nói.

WaterMill có khả năng tự lấy mẫu không khí để phân tích độ ẩm trước khi "làm việc". Vì thế, khi độ ẩm xuống dưới 30%, WaterMill sẽ tự ngừng hoạt động. Để khắc phục điểm yếu này, Ritchey cài bộ vi xử lý vào thiết bị để nó tăng công suất vào buổi sáng (khi độ ẩm trong không khí cao) và giảm  công suất vào buổi chiều.

WaterMill khá giống một loại máy điều hòa nhiệt độ

WaterMill khá giống một loại máy điều hòa nhiệt độ

Sự ra đời của WaterMill có thể chấm dứt thời kỳ hoàng kim của nước đóng chai - một trong những sản phẩm được coi là thảm họa sinh thái. Mỗi năm dân Mỹ chi tới 11 tỷ USD để mua khoảng 30 tỷ lít nước đóng chai. Các nhà khoa học tính toán rằng, thế giới phải bỏ ra 1,5 triệu thùng dầu để sản xuất chai đựng nước. Lượng nước được sử dụng trong quá trình sản xuất chai lớn gấp đôi lượng nước trong chai.

Element Four ước tính WaterMill có thể biến 10-40% hơi ẩm thành nước. Chẳng hạn, nếu độ ẩm không khí là 69%, máy có thể tạo ra khoảng 15 lít nước mỗi ngày. Do hơi nước trong không khí liên tục được bổ sung, quá trình hút nó sẽ không gây xáo trộn trong các hệ sinh thái. Phiên bản thử nghiệm hoạt động bằng dòng điện xoay chiều 110 V và tiêu thụ 300 W (một mức không lớn). Trong tương lai, Element Four sẽ tung ra phiên bản WaterMill xách tay dùng dòng điện một chiều 12 V. Khi đó mức tiêu thụ điện của máy sẽ giảm đáng kể. Sản phẩm đã được bán ở Mỹ, Anh, Australia, Italy và Nhật Bản từ mùa xuân năm nay.

=> Có thể bạn quan tâm đến sản phẩm bán chạy nhất đầu năm 2014 :   Máy lọc nước cao cấp NewLife

Hệ thống máy lọc nước không cần năng lượng

Khi không có nước sạch thì vật liệu làm sạch nước bẩn là một giải pháp tiềm năng có thể cứu mạng con người...hệ thống lọc nước không cần năng lượng.

Sau khi sóng thần xảy ra năm 2004 ở Ấn Độ Dương, nhiều người không được tiếp cận với nước sạch. Từ đây, các nhà nghiên cứu Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore và Đại học Colorado, Mỹ quyết định tạo ra hệ thống máy lọc nước có thể tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng mà không cần năng lượng.

Kết quả, họ tạo ra một gel polymer xốp chứa các hạt nano bạc có khả năng sát khuẩn và loại bỏ chất bẩn khỏi nước, tạo thành nước tinh khiết. Chất bạc trong nước lọc tạo ra nằm trong giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Popsci đưa tin.

Quá trình làm sạch nước.

Quá trình làm sạch nước.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, với 4 gram vật liệu, một hình trụ đường kính 1,5 cm, dài 9 cm có thể thanh lọc và làm sạch nửa lít nước. Nó được tái sử dụng nhiều hơn 20 lần mà không làm mất khả năng khử trùng.

Nước đun sôi giúp loại bỏ các ký sinh trùng như giardia và các vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, sau thảm họa tự nhiên không phải ai cũng có điều kiện để đun sôi nước uống.

Xiao Hu, một trong những người tạo ra vật liệu này cho biết: “Loại gel này sẽ được thả xuống từ máy bay trực thăng cứu trợ khẩn cấp sau thiên tai”. Các nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm gel nhiều lần trước khi sản xuất nó rộng rãi trong tương lai gần.

=> Sản phẩm máy lọc nước hiện đại nhất thế giới bán chạy nhất Việt Nam :  Máy lọc nước cao cấp NewLife

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu nguồn nước sạch?

Theo Liên hiệp quốc, hiện nay có hơn 2,6 triệu người trên toàn cầu không được tiếp xúc với điều kiện vệ sinh cơ bản và gần một tỷ người không được dùng nước sạch.

Cứ 20 giây lại có một trẻ em tử vong vì các bệnh liên quan đến tình trạng thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh phù hợp. Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới ước tính, tới năm 2030, nhu cầu về nguồn nước của con người sẽ vượt lượng cung tới 40%.


Nguồn nước sạch đang bị đe dọa nghiêm trọng…

Nước sạch là nước chúng ta dùng trong sinh hoạt hằng ngày, và phải không bị ô nhiễm và nhiễm độc..

Nước chiếm ¾ trái đất và là nguồn tài nguyên quí giá đối với sự sống của con người. 70% diện tích Trái Đất được bao phủ bởi nước nhưng chỉ có 2,5% nước trên thế giới là nước ngọt, trong khi 97,5% là đại dương. Trong đó, 0,3% nước ngọt của thế giới nằm trong các sông, hồ; 30% là nước ngầm, phần còn lại nằm trên các sông băng, núi băng. 70% lượng nước trên thế giới được sử dụng cho nông nghiệp, 22% cho công nghiệp và 8% phục vụ sinh hoạt.

Nguồn nước sạch đang bị đe dọa nghiêm trọng

Nguồn nước sạch đang bị đe dọa nghiêm trọng

Theo ước tính, trung bình một người ở các nước phát triển sử dụng 500-800 lít/ngày so với 60-150 lít/người/ngày ở các nước đang phát triển. Hiện nay, các thành phố lớn, nhất là ngay tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều nơi vẫn đang thiếu nước sạch sinh hoạt. Nguồn nước ngầm đang bị khai thác không thể kiểm soát. Việc khoan giếng lấy nước ngầm xảy ra tràn lan, không những gây thất thoát, lãng phí còn có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước đó.Hơn nữa, do không thấy hết vị trí quan trọng của tài nguyên nước, nên trên khắp cả nước, đâu đâu cũng thấy có những bãi rác, nơi chôn cất, xử lý rác thải không được thực hiện theo đúng quy định và quy trình bảo vệ môi trường, để nước rác rò rỉ ngấm xuống nguồn nước ngầm và tràn ra nguồn nước mặt.

Gần đây tại Singapore đã khai mạc Tuần lễ nước quốc tế. Thông điệp được đặt ra là: phải giữ cho nguồn nước sạch, thậm chí hứng từng giọt nước; cần tái chế nước bẩn thành nước sạch để lấy nước cho cuộc sống, cứu vãn môi trường. Theo đánh giá tại đây, ở Việt Nam nước sạch rất rẻ, trong khi ở nhiều quốc gia khác, giá nước sạch có khi đắt gấp 10 lần so với Việt Nam. Tỷ lệ thất thoát nước sạch ở Singapore chỉ khoảng 1% còn ở Việt Nam là hơn 10%, thậm chí còn cao hơn nữa. Đất nước ta có những vùng “đất khát” đến cùng cực như cao nguyên đá Hà Giang, thiếu nước chạy thủy điện, cho trồng trọt mùa khô mà vẫn bị đánh giá là lãng phí nước mới thấy việc sử dụng nước của ta còn nhiều điều phải bàn.  Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có tài nguyên nước dồi dào. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là những năm gần đây, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm với mức độ trầm trọng hơn, nguy cơ thiếu nước sạch đã hiện hữu.

Riêng đối với cuộc sống của con người. nước có một vai trò hết sức đặc biệt. Đối với cơ thể con người nước không phải là một chất dinh dưỡng nhưng chúng ta có thể nhịn ăn thậm chí 1 tuần nhưng không thể nhịn không uống nước trong vòng 3-5 ngày được. Như chúng ta đã biết, 70% cơ thể chúng ta là nước, nước trong cơ thể ta chính là dòng máu đỏ chảy trong mỗi con người.Các bạn hãy thử tưởng tưởng xem nếu không có dòng máu này liệu con người có sống được không???

 Chỉ một ví dụ rất đơn giản cũng đủ để chúng ta thấy được tầm quan trọng của nước. Tất nhiên là một việc làm cần thiết của mọi con người chúng ta là phải biết quý trọng nguồn nước quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta các bạn nhé!!!   Không có nước sạch mọi sinh hoạt của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Không có nước sạch sẽ sinh ra nhiều vấn đề đáng lo ngại cho sự sống của con người.Lúc đó: bệnh tật nảy sinh, môi trường cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.

 Tình hình thiếu nước sạch hiện nay cũng là một vấn nạn toàn cầu

Tình hình thiếu nước sạch hiện nay cũng là một vấn nạn toàn cầu

Tình hình thiếu nước sạch hiện nay cũng là một vấn nạn toàn cầu đáng báo động. Bởi lẽ, theo Maude Barlow, chuyên gia của Dự án Hành Tinh xanh tại Canada, từng là tư vấn cao cấp về nước cho chủ tịch Đại hội đồng Liên hiệp quốc, nước là trung tâm của mọi thứ: “Không có nước thì không có thực phẩm, không có sức khỏe, không có trường học, không có bình quyền và không có hòa bình”.

Với tầm quan trọng về tài nguyên nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, Nhà nước cần có chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, bảo đảm sự cân bằng sinh thái và cân bằng môi trường. Đặt vị trí, vai trò của tài nguyên nước cũng quan trọng, cần được bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý như các nguồn tài nguyên khác của đất nước, thậm chí coi như tài nguyên than đá.

Sử dụng nước sạch sao cho hợp lý là cần thiết. Nếu ta lãng phí nước thì một ngày nào đó chúng ta sẽ hết nước đến lúc đó ta sẽ cảm thấy nuối tiếc và muốn quay lại thời gian trước đó để có thật nhiếu nước sạch dùng. Bởi theo tôi được biết hiện nay nước biển đang xâm chiếm khá mạnh đến nước ngọt đến một lúc nào đó ta sẽ hết nước thì sao? Bạn đã nghĩ đến điều này chưa? Hãy nhớ rằng nước sạch đối với ta rất quan trọng và nếu như bạn làm cho nó không bị mất đi giá trị cao quý của nó. Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Hạn chế đến thấp nhất việc khoan giếng tự do, tràn lan. Việc khoan giếng này không những sẽ làm cho việc khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm mà qua đó nước bẩn lại theo những giếng khoan này gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm là cả một hệ sinh thái nước sạch bị mất cân bằng, mất đi một nguồn cung cấp nước sạch tin cậy cho cuộc sống. Có lý khi các chuyên gia khuyên rằng, trước hết phải nhận thức sâu sắc sự quan trọng của tài nguyên nước, có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước và những người có trách nhiệm có thể từ chối những dự án gây ô nhiễm nguồn nước, dù rằng dự án đó có đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế. Từ chối hôm nay là để đỡ tốn kém và gìn giữ cho mai sau.


Nguồn nước sạch quan trọng thế đấy!

Vì thế chúng ta hãy bảo vệ chính dòng máu của mình.Hãy giữ gìn nguồn nước thật tinh khiết không chỉ cho thế hệ của chúng ta mà còn cho thế hệ mai sau. Hãy vì sự tồn tại của con người, vì hành tinh xanh của chúng ta mãi mãi xanh và tràn đầy sự sống bạn nhé. Trách nhiệm của mỗi người la phải tiết kiệm nguồn nước quí giá mà thiên nhiên ban tặng cho ta.

Sản phẩm máy lọc nước cao cấp Newlife sẽ mang đến cho gia đình bạn nuồn nước uống tươi mát và tinh khiết nhất... Máy lọc nước NewLife công nghệ siêu màng lọc UF hiện đại nhất nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Hơn 1 vạn dân Hà Nội phải hút nước từ ao bẩn để sinh hoạt

Thật khó tin khi ngay ở lòng thủ đô Hà Nội, hơn 1 vạn dân xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai phải dùng nước ao để ăn uống, sinh hoạt.

Thực trạng này kéo dài đã hơn 2 năm nay. Nước giếng khoan cạn kiệt, từ nửa năm nay, vài nghìn người dân ở ngoại thành Hà Nội đã phải hút nước từ ao bẩn lên để nấu ăn, tắm rửa.

Dân Hà Nội sinh hoạt bằng nước ao bẩn

Nằm cách trung tâm thủ đô gần 40 km, thôn Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội) có gần 1.000 hộ với gần 7.000 dân sinh sống. Tuy nhiên, từ nửa năm nay, nguồn nước giếng khoan đã bị cạn kiệt nên người dân phải bơm nước từ ao về nhà để dùng sinh hoạt.

Dân Hà Nội sinh hoạt bằng nước ao bẩn 1

Dưới ao làng, các ống nước chạy chằng chịt dẫn vào các máy bơm được đặt trên bờ.

Dân Hà Nội sinh hoạt bằng nước ao bẩn 2

Dù nước bẩn, đầy rác thải nhưng người dân vẫn chấp nhận dùng bởi nếu không thì phải đi mua nước sạch từ các huyện, xã, thôn khác mất nhiều thời gian và tiền bạc

Dân Hà Nội sinh hoạt bằng nước ao bẩn 3

Cái ao to nhất thôn này vừa là nơi hút nước, vừa là nơi giặt giũ, và vứt rác.

Dân Hà Nội sinh hoạt bằng nước ao bẩn 4

Nhiều đường ống dài cả km chạy ngoắt nghéo vào sâu trong các ngõ nhỏ của làng.

Dân Hà Nội sinh hoạt bằng nước ao bẩn 5

Nước ao làng được bơm thẳng vào bể nhà ông Kỷ ở xóm Ngánh. Loại nước màu xanh đen nổi đầy bọt.

Dân Hà Nội sinh hoạt bằng nước ao bẩn 6

Còn tại nhà ông Bùi Cảnh, nước hơi có màu vàng vàng được xả thẳng xuống thùng.

Dân Hà Nội sinh hoạt bằng nước ao bẩn 7

Ông Cảnh chờ nước ao lắng bẩn xuống rồi từ từ múc nhẹ vào bể lọc. Nhiều tháng nay, ông đầu tư một hệ thống lọc nước mất hơn 3 triệu đồng.

Dân Hà Nội sinh hoạt bằng nước ao bẩn 8

Tại nhà anh Nguyễn Quý Mọc, dù đã 4 lần làm giếng khoan ở các vị trí khác nhau nhưng rất khó khăn để hút được nước lên sử dụng. Gia đình anh đang phải đi xin nước nhà họ hàng để dùng.

Dân Hà Nội sinh hoạt bằng nước ao bẩn 9

Giếng khoan thứ 4 của anh Mọc sâu 70 mét nhưng hút ra toàn nước bẩn màu vàng đục. Cứ khoảng 1 đến 2 phút mới bắn ra một tia nước, chờ đợi cả tiếng đồng hồ không đầy chậu.

Dân Hà Nội sinh hoạt bằng nước ao bẩn 10

Bể nước giếng khoan khác gần đó của nhà anh đã khô, không thể hút được nước.

Dân Hà Nội sinh hoạt bằng nước ao bẩn 11

Trong khi chờ đợi nước sạch về làng để được đảm bảo sức khoẻ, người dân vẫn phải chấp nhận sử dụng nước lọc từ ao tù.

Video cảnh sinh hoạt của người dân xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai:



=> Mời các bạn xem sản phẩm máy lọc nước bán chạy nhất Việt Nam :  Máy lọc nước cao cấp NewLife  công nghệ siêu màng lọc UF hiện đại nhất được nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc cho gia đình bạn nguồn nước uống tinh khiết nhất.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị về việc tăng cường quản lý, vận hành khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn nâng cao hiệu quả hoạt động.

 
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Điều hành Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh chỉ đạo nghiêm túc rà soát hiện trạng, đánh giá hiệu quả hoạt động của các công  trình cấp nước tập trung, bao gồm tình trạng hoạt động, phân loại công trình và mô hình tổ chức quản lý vận hành, có phương án xử lý cụ thể đối với từng công trình hoạt động kém hiệu quả.
 
Đồng thời, ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư và quản lý vận hành phù hợp với điều kiện của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt từ khu vực tư nhân tham gia trong lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn, thúc đẩy việc xã hội hóa và hình thành thị trường nước sạch nông thôn.
 
Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
 
Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
 
Các tỉnh cũng cần tiếp tục mở rộng kênh cho vay qua ngân hàng Chính sách xã hội. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư ngân sách, ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công tác sửa chữa, nâng cấp công trình xuống cấp, hư hỏng để nâng cao hiệu quả sử dụng; hỗ trợ chi phí vận hành bảo dưỡng đối với công trình thu phí nước không đủ bù các chi phí; chú trọng bố trí nguồn lực cho các xã khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người, hỗ trợ những hộ gia đình nghèo và gia đình chính sách.
 
Đối với những tỉnh có nhiều công trình hoạt động kém hiệu quả hoặc không hoạt động cần cương quyết chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư, quản lý vận hành và hạn chế tối đa việc đầu tư mở mới công trình.
 
Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 366/QĐ-TTg và được thực hiện trên phạm vi cả nước. Đến nay, khoảng 82% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 60% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 92% trạm y tế, 90% trường học có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh…
 
Tuy nhiên, ở môt số địa phương, kết quả đạt được chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước và mong mỏi của nhân dân, số lượng công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả còn cao, chất lượng nước chưa ổn định, nhiều công trình mới đưa vào phục vụ trong thời gian ngắn đã bị hư hỏng, xuống cấp gây lãng phí đầu tư của Nhà nước và nhân dân.
 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ, các tỉnh chủ động xem xét điều chỉnh giá nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh cho phù hợp theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý. Trường hợp thu không đủ chi phí, cân đối trong ngân sách sự nghiệp kinh tế của tỉnh để cấp bù cho các đơn vị cấp nước…
 

Mời bạn xem sản phẩm lọc nước bán chạy nhất Việt Nam :   Máy lọc nước cao cấp NewLife

Người Hà Nội đối mặt nguy cơ nước kém an toàn

Nhiều loại chất độc hại trong nước với hàm lượng vượt nhiều lần mức cho phép chưa được chủ động loại bỏ; đường ống vỡ liên tục khiến hàng vạn hộ dân luôn lo lắng.

Giá nước sinh hoạt tại Hà Nội tăng nhiều lần, nhưng theo nhiều chuyên gia, chất lượng dường như không thay đổi. Để cung cấp nước sạch cho người dân, hàng loạt nhà máy xử lý nước được đầu tư xây dựng, nhưng đa phần vẫn áp dụng máy lọc nước công nghệ lọc có hơn 100 năm nay. Trong nước có hàm lượng độc tố quá mức cho phép khiến người dân lo mắc bệnh hiểm nghèo.


Nhiều độc tố vượt mức cho phép nhiều lần

Trao đổi với PV Tiền Phong, GS.TS Phạm Hùng Việt, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho biết: Các mẫu xét nghiệm cho thấy, nước đã qua xử lý vẫn có tỷ lệ nhiễm asen (thạch tín), mangan, clo dư… vượt nhiều lần tiêu chuẩn của cả Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Dù ý thức đảm bảo chất lượng nước tại các nhà máy đã được nâng cao, như đào giếng sâu thay cho giếng nông, thay nước ngầm bằng nước mặt sông Đà…

“Tuy nhiên, chỉ riêng nước tại Nhà máy nước Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội) đạt được tiêu chuẩn về asen (dưới 0,01mg/lít). Trong khi đó, vẫn nhiều nơi nhiễm asen nặng như Nhà máy nước Pháp Vân, Nam Dư, Yên Phụ, Lương Yên, khu vực Thanh Trì… chưa được chủ động xử lý”, GS Việt nói. Tuy vậy, các trung tâm nghiên cứu rất khó tiếp cận nhà máy lấy mẫu nước đã qua xử lý để xét nghiệm do sự hợp tác của các nhà máy nước chưa tốt. Chỉ khi người dân đem mẫu tới nhờ xét nghiệm, kết quả không ít mẫu nước có asen vượt nhiều lần tiêu chuẩn.

Người Hà Nội đối mặt nguy cơ nước kém an toàn.

Người Hà Nội đối mặt nguy cơ nước kém an toàn.

Ngoài ra, nước sạch Hà Nội còn nhiễm nhiều loạt chất rắn như: Mangan, canxi, magie, bari… “Dù vậy, công nghệ xử lý hiện vẫn chưa có nhiều thay đổi so với thời Pháp: Dùng dàn phun mưa, lọc cát, khử trùng bằng clo. Cách này chủ yếu để loại sắt, qua đó may mắn loại được một phần asen (sắt hấp phụ asen trong quá trình ô xi hóa). Nước ta chưa áp dụng công nghệ chủ động loại bỏ các chất trên”, GS Việt nói.

Tuy vậy, cách lọc kể trên chỉ có tác dụng tốt với vùng nhiễm asen mức nhẹ, theo tỷ lệ 1- 7 (1 asen – 7 sắt), còn nhiễm asen nặng hơn sẽ không thể loại bỏ hết. Đặc biệt, GS Việt lo ngại phần clo còn dư sau khử trùng, khi gặp ô nhiễm hữu cơ lượng nhỏ (trong quá trình đưa nước tới các hộ dân) sẽ tạo những hợp chất nguy hại, như: Trihalometan, trihalogenmetan… “Những chất này dù lượng rất nhỏ, nhưng rất độc, giống thuốc sâu”, GS Việt khẳng định.

Công nhân vận hành trạm bơm Trúc Bạch.

Công nhân vận hành trạm bơm Trúc Bạch.

PGS. TS Trần Hồng Côn, Giảng viên khoa Hóa học (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội – người thực hiện “bản đồ” các vùng nước nhiễm asen tại Hà Nội) khẳng định: Công nghệ lọc tại Hà Nội đang áp dụng đa phần đều đã có từ cách đây hơn 1 thế kỷ. Chỉ nhà máy nước mới xây dựng ít năm gần đây như Gia Lâm, Cao Đỉnh… có thêm công đoạn xử lý mangan.

TS Côn cũng đặc biệt nghi ngại việc dùng clo để khử trùng. “Tại các nước phát triển, họ không còn dùng clo để khử trùng nữa, thay bằng ôzôn, tia cực tím… Tuy nhiên, công nghệ này tốn kém, giá thành cao, nước ta còn khó khăn nên vẫn dùng clo”, TS Côn nói. Theo ông, dù biết nước xử lý chưa an toàn, nhưng không thể đóng cửa nhà máy được. Vơi nước mặt sông Đà, theo TS Côn, an toàn hơn nước ngầm vì ít nhiễm các loại kim loại nặng. Tuy nhiên, tình trạng khai thác vàng trái phép vẫn diễn ra nhiều ở khu vực thượng nguồn sông Đà, thủy ngân được dùng để tách vàng và đổ thẳng xuống sông. “Khi xét nghiệm nước mặt sông Đà, hàm lượng thủy ngân vượt từ 18-20 lần tiêu chuẩn cho phép. Nhưng tôi cũng không biết nhà máy xử lý thế nào”, TS Côn băn khoăn.


Lo phát tác bệnh hiểm nghèo

PGS.TS Nguyễn Khắc Hải, nguyên Viện trưởng Y học Lao động (nhiều năm nghiên cứu các bệnh do sử dụng nước nhiễm asen) cho biết: Năm 2006, nghiên cứu tại 8 tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam… Kết quả cho thấy, dù đã qua bể lọc cát, Hà Nội vẫn có 20% (số giếng khảo sát) nước không thể dùng vào việc gì do nhiễm asen quá cao, tiếp tới là Hà Tây (cũ) với 17%…

Nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng, những vùng nước bị nhiễm asen, nhiều người dân có biểu hiện một số bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh ngoại vi (rối loạn mạch, rối loạn cảm giác); bệnh lý ngoài da liên quan tới asen (dày sừng, rối loạn sắc tố da ở tay, chân, lưng); rối loạn thai sản (sẩy thai, sinh con thiếu tháng, sinh con thiếu cân); rối loạn tiêu hóa…

Đặc biệt, nhóm phát hiện 60 trường hợp có biểu hiện bệnh mãn tính do asen, tổn thương da (tập trung nhiều nhất ở Hà Nội, Hà Tây, Nam Định). “Chủ yếu do người dân chưa ý thức được mối nguy hiểm của asen, không có biện pháp lọc asen. Nhiễm nặng có thể dẫn tới tiểu đường, ung thư da, phổi, bàng quang…”, TS Hải cảnh báo.

Hiện, ông tiếp tục nghiên cứu về khả năng bà mẹ mang thai dùng nước nhiễm asen có thể dẫn tới rối loạn gen, nhiễm sắc thể di truyền sang con.

Một bệnh nhân bị dày sừng, rối loạn sắc tố da

Một bệnh nhân bị dày sừng, rối loạn sắc tố da do dùng nước nhiễm asen (thạch tín).

Với các nước tiên tiến, nước máy có thể uống trực tiếp vẫn an toàn, nhưng Việt Nam chưa làm được như vậy do công nghệ lọc nước vẫn dùng công nghệ cũ. Cả TS Nguyễn Khắc Hải, TS Trần Hồng Côn và GS Phạm Hùng Việt đều khuyên người dân nên tự sắm máy lọc nước cao cấp nhỏ cho hộ gia đình, và chính gia đình các ông cũng tự sắm máy lọc nước cho nhà mình.

Tuy vậy, TS Côn khuyên người dân nên cân nhắc khi sử dụng máy lọc nước . Do công nghệ này tạo ra sản phẩm gần như nước tinh khiết, khiến người dùng thiếu các yếu tố vi lượng và khoáng chất. Ở cơ thể người, 50% các chất vi lượng và khoáng chất được lấy từ nước, một phần có thể được bổ sung từ thức ăn hằng ngày nhưng vẫn không thể đủ cho cơ thể. “Đòi hỏi nước sạch là đúng, giá tăng thì phải tăng chất lượng.

Muốn vậy phải không còn độc quyền, tăng cạnh tranh để người dân có quyền lựa chọn nhà cung cấp. Hiện người dân không còn lựa chọn, dù có biết không an toàn vẫn phải dùng”, TS Côn nói.
Việc loại các chất hữu cơ có thể dùng than hoạt tính thay cho clo để an toàn hơn (như các nước vẫn làm), nhưng tốn kém. “Tôi tin các ngành chức năng biết, nhưng chưa làm được”, GS Việt nói.


“Asen thực chất chưa có một chủ định xử lý”, TS Côn nói. Theo ông, khi lấy nước tại hộ dân xét nghiệm, tỷ lệ asen thường không ổn định. Những năm 1998-2000, tỷ lệ asen cao hơn khoảng 30% so với tiêu chuẩn; khảo sát gần đây có giảm, nhưng có mẫu cao hơn gấp 8 lần tiêu chuẩn, phổ biến là gấp 2-5 lần. Do sau mỗi lần cát được rửa, lượng sắt kết tủa chưa nhiều, hạn chế khả năng hấp phụ asen, khi đó lượng asen trong nước thành phẩm tăng lên, và ngược lại.
 
“Nhiễm asen nặng có thể dẫn tới tiểu đường, ung thư da, phổi, bàng quang…”.
 
PGS.TS Nguyễn Khắc Hải, Viện Y học Lao động

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Ảnh hưởng của tạp chất trong nước đến sức khoẻ

Những tạp chất trong nước có thể nhiễm một hay nhiều chỉ tiêu từ nhẹ đến gây ung thư...Xin sơ lược cách đọc các chỉ số trong bảng xét nghiệm như sau:


1. Mùi vị 
* Nước giếng ngầm: mùi trứng thối là do có khí H2S, kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong lòng đất và hòa tan vào mạch nước ngầm. Mùi tanh của sắt và mangan.
* Nước mặt (sông, suối, ao hồ): mùi tanh của tảo là do sự xuất hiện của các loại tảo và vi sinh vật.

Trong trường hợp này nước thường có màu xanh.
* Nước máy: mùi hóa chất khử trùng (clo) còn dư lại trong nước.
Mùi vị khác lạ sẽ gây cảm giác khó chịu khi dùng nước. Tuỳ theo loại mùi vị mà có cách xử lý phù hợp như dùng hóa chất diệt tảo trong ao hồ, keo tụ lắng lọc, hấp phụ bằng than hoạt tính,…

2. Màu 
* Màu vàng của hợp chất sắt và mangan.
* Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ.

Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan. Với các quy trình xử lý như sục khí ozôn, clo hóa sơ bộ, keo tụ, lắng lọc có thể làm giảm độ màu của nước. Cần lưu ý, khi nguồn nước có màu do hợp chất hữu cơ, việc sử dụng Clo có thể tạo ra chất mới là trihalomethane có khả năng gây ung thư.

3. pH 
Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH < 7 thường chứa nhiều ion gốc axit. Bằng chứng dễ thấy nhất liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng là nó làm hỏng men răng pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt, trong môi trường pH thấp, khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.

Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước uống là 6,5 – 8,5.

4. Độ đục 
Độ đục là đại lượng đo hàm lượng chất lơ lửng trong nước, thường do sự hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật.

Nước đục gây cảm giác khó chịu cho người dùng và có khả năng nhiễm vi sinh. Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ đục nhỏ hơn 5NTU, nhưng giới hạn tối đa của nước uống chỉ là 2 NTU. Các quy trình xử lý như keo tụ, lắng, lọc góp phần làm giảm độ đục của nước.

5. Độ kiềm 
Độ kiềm của nước là do các ion bicarbonate, carbonate và hydroxide tạo nên. Trong thành phần hóa học của nước, độ kiềm có liên quan đến các chỉ tiêu khác như pH, độ cứng và tổng hàm lượng khoáng. Việc xác định độ kiềm của nước giúp cho việc định lượng hóa chất trong quá trình keo tụ, làm mềm nước cũng như xử lý chống ăn mòn.

Hiện nay, không có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ kiềm và sức khỏe của người sử dụng. Thông thường, nước dùng cho ăn uống nên có độ kiềm thấp hơn 100 mg/l.

Ảnh hưởng của tạp chất trong nước đến sức khoẻ

Ảnh hưởng của tạp chất trong nước đến sức khoẻ

6. Độ cứng 

Độ cứng là đại lượng đo tổng các cation đa hóa trị có trong nước, nhiều nhất là ion canxi và magiê. Nước mặt thường không có độ cứng cao như nước ngầm. Tùy theo độ cứng của nước người ta chia thành các loại sau:

Độ cứng từ 0 – 50mg/l -> Nước mềm
Độ cứng từ 50 – 150mg/l -> Nước hơi cứng
Độ cứng từ 150 – 300mg/l -> Nước cứng
Độ cứng > 300mg/l -> Nước rất cứng

Nước cứng thường cần nhiều xà phòng hơn để tạo bọt, hoặc gây hiện tượng đóng cặn trắng trong thiết bị đun, ống dẫn nước nóng, thiết bị giải nhiệt hay lò hơi. Ngược lại, nước cứng thường không gây hiện tượng ăn mòn đường ống và thiết bị.Theo tiêu chuẩn nước sạch, độ cứng được quy định nhỏ hơn 350 mg/l. Đối với nước ăn uống, độ cứng nhỏ hơn 300 mg/l.

Tuy nhiên, khi độ cứng vượt quá 50 mg/l, trong các thiết bị đun nấu đã xuất hiện cặn trắng. Trong thành phần của độ cứng, canxi và magiê là 2 yếu tố quan trọng thường được bổ sung cho cơ thể qua đường thức ăn. Tuy nhiên, những người có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cần hạn chế việc hấp thụ canxi và magiê ở hàm lượng cao.
Có thể khử độ cứng bằng phương pháp trao đổi ion.

7. Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
TDS là đại lượng đo tổng chất rắn hòa tan có trong nước, hay còn gọi là tổng chất khoáng. Tiêu chuẩn nước sạch quy định TDS nhỏ hơn 1.000 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định TDS nhỏ hơn 500 mg/l.

8. Độ oxy hóa (Chất hữu cơ) 
Độ oxy hóa được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Có 2 phương pháp xác định độ oxy hóa tùy theo hóa chất sử dụng là phương pháp KMnO4 và K2CrO7. Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ oxy hóa theo KMnO44) nhỏ hơn 2 mg/l. nhỏ hơn 4 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định độ oxy hóa (theo KMnO

9. Nhôm 
Nhôm là thành phần chính trong các loại đá khoáng, đất sét. Nhôm được dùng trong các ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn, thuốc nhuộm, sơn và đặc biệt là hóa chất keo tụ trong xử lý nước. Nước khai thác từ vùng đất nhiễm phèn thường có độ pH thấp và hàm lượng nhôm cao.
Nhôm không gây rối loạn cơ chế trao đổi chất, tuy nhiên có liên quan đến các bệnh Alzheimei và gia tăng quá trình lão hóa. Tiêu chuẩn nước uống quy định hàm lượng nhôm nhỏ hơn 0,2 mg/l.

10. Sắt
Do ion sắt hai dễ bị oxy hóa thành hydroxyt sắt ba, tự kết tủa và lắng nên sắt ít tồn tại trong nguồn nước mặt. Đối với nước ngầm, trong điều kiện thiếu khí, sắt thường tồn tại ở dạng ion Fe2+ và hoà tan trong nước. Khi được làm thoáng, sắt hai sẽ chuyển hóa thành sắt ba, xuất hiện kết tủa hydroxyt sắt ba có màu vàng, dễ lắng. Trong trường hợp nguồn nước có nhiều chất hữu cơ, sắt có thể tồn tại ở dạng keo (phức hữu cơ) rất khó xử lý. Ngoài ra, nước có độ pH thấp sẽ gây hiện tượng ăn mòn đường ống và dụng cụ chứa, làm tăng hàm lượng sắt trong nước.

Sắt không gây độc hại cho cơ thể. Khi hàm lượng sắt cao sẽ làm cho nước có vị tanh,màu vàng, độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng sắt nhỏ hơn 0,5 mg/l.

11. Mangan 
Mangan thường tồn tại trong nước cùng với sắt nhưng với hàm lượng ít hơn. Khi trong nước có mangan thường tạo lớp cặn màu đen đóng bám vào thành và đáy bồn chứa.

Mangan có độc tính rất thấp và không gây ung thư. Ở hàm lượng cao hơn 0,15 mg/l có thể tạo ra vị khó chịu, làm hoen ố quần áo. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng mangan nhỏ hơn 0,5 mg/l.

12. Asen (thạch tín) 
Do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau, nước ngầm thường chứa asen nhiều hơn nước mặt. Ngoài ra asen có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu.
Khi bị nhiễm asen, có khả năng gây ung thư da và phổi. Tiêu chuẩn nước sạch quy định asen nhỏ hơn 0,05 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định asen nhỏ hơn 0,01 mg/l.

13. Cadimi 
Do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau, nước ngầm thường chứa hàm lượng cadimi nhiều hơn nước mặt. Ngoài ra Cadimi còn thấy trong nguồn nước bị nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ, nước rỉ bãi rác. Cadimi có thể xuất hiện trong đường ống thép tráng kẽm nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn.

Cadimi có tác động xấu đến thận. Khi bị nhiễm độc cao có khả năng gây ói mữa. Tiêu chuẩn nước uống quy định Cadimi nhỏ hơn 0,003 mg/l.

14. Crôm 
Crôm có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ, xi mạ, thuộc da, thuốc nhuộm, sản xuất giấy và gốm sứ.

Crôm hóa trị 6 có độc tính mạnh hơn Crôm hóa trị 3 và tác động xấu đến các bộ phận cơ thể như gan, thận, cơ quan hô hấp. Nhiễm độc Crôm cấp tính có thể gây xuất huyết, viêm da, u nhọt. Crôm được xếp vào chất độc nhóm 1 (có khả năng gây ung thư cho người và vật nuôi). Tiêu chuẩn nước uống quy định crôm nhỏ hơn 0,05 mg/l.

15. Đồng 
Đồng hiện diện trong nước do hiện tượng ăn mòn trên đường ống và các dụng cụ thiết bị làm bằng đồng hoặc đồng thau. Các loại hóa chất diệt tảo được sử dụng rộng rãi trên ao hồ cũng làm tăng hàm lượng đồng trong nguồn nước. Nước thải từ nhà máy luyện kim, xi mạ, thuộc da, sản xuất thuốc trừ sâu, diệt cỏ hay phim ảnh cũng góp phần làm tăng lượng đồng trong nguồn nước.

Đồng không tích lũy trong cơ thể nhiều đến mức gây độc. Ở hàm lượng 1 – 2 mg/l đã làm cho nước có vị khó chịu, và không thể uống được khi nồng độ cao từ 5 – 8 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng đồng nhỏ hơn 2 mg/l.

16. Chì 
Trong nguồn nước thiên nhiên chỉ phát hiện hàm lượng chì 0,4 – 0,8 mg/l. Tuy nhiên do ô nhiễm nước thải công nghiệp hoặc hiện tượng ăn mòn đường ống nên có thể phát hiện chì trong nước uống ở mức độ cao hơn.

Khi hàm lượng chì trong máu cao có thể gây tổn thương não, rối loạn tiêu hóa, yếu cơ, phá hủy hồng cầu. Chì có thể tích lũy trong cơ thể đến mức cao và gây độc. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng chì nhỏ hơn 0,01 mg/l

17. Kẽm 
Kẽm ít khi có trong nước, ngoại trừ bị ô nhiễm từ nguồn nước thải của các khu khai thác quặng. Chưa phát hiện kẽm gây độc cho cơ thể người, nhưng ở hàm lượng > 5 mg/l đã làm cho nước có màu trắng sữa. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng kẽm < 3mg/l.

18. Niken 
Niken ít khi hiện diện trong nước, ngoại trừ bị ô nhiễm từ nguồn nước thải của ngành điện tử, gốm sứ, ắc quy, sản xuất thép.

Niken có độc tính thấp và không tích lũy trong các mô. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng niken nhỏ hơn 0,02mg/l.

19. Thủy ngân 
Thủy ngân hiếm khi tồn tại trong nước. Tuy nhiên các muối thủy ngân được dùng trong công nghệ khai khoáng có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước. Khi nhiễm độc thủy ngân các cơ quan như thận và hệ thần kinh sẽ bị rối loạn. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0,001 mg/l.

20. Molybden 
Molybden ít khi có mặt trong nước. Molybden thường có trong nước thải ngành điện, hóa dầu, thủy tinh, gốm sứ và thuốc nhuộm. Molybden dễ hấp thụ theo đường tiêu hóa và tấn công các cơ quan như gan, thận. Tiêu chuẩn nước uống quy định molybden nhỏ hơn 0,07 mg/l.

21. Clorua 
Nguồn nước có hàm lượng clorua cao thường do hiện tượng thẩm thấu từ nước biển hoặc do ô nhiễm từ các lọai nước thải như mạ kẽm, khai thác dầu, sản xuất giấy, sản xuất nước từ quy trình làm mềm.

Clorua không gây hại cho sức khỏe. Giới hạn tối đa của clorua được lựa chọn theo hàm lượng natri trong nước, khi kết hợp với clorua sẽ gây vị mặn khó uống. Tiêu chuẩn nước sạch quy định Clorua nhỏ hơn 300 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định Clorua nhỏ hơn 250 mg/l.

22. Amôni – Nitrit – Nitrat 
Các dạng thường gặp trong nước của hợp chất nitơ là amôni, nitrit, nitrat, là kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ hoặc do ô nhiễm từ nước thải. Trong nhóm này, amôni là chất gây độc nhiều nhất cho cá và các loài thủy sinh. Nitrit được hình thành từ phản ứng phân hủy nitơ hữu cơ và amôni và với sự tham gia của vi khuẩn. Sau đó nitrit sẽ được oxy hóa thành nitrat.

Ngoài ra, nitrat còn có mặt trong nguồn nước là do nước thải từ các ngành hóa chất, từ đồng ruộng có sử dụng phân hóa học, nước rỉ bãi rác, nước mưa chảy tràn. Sự có mặt hợp chất nitơ trong thành phần hóa học của nước cho thấy dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước.

23. Sunfat 
Sunfat thường có mặt trong nước là do quá trình oxy hóa các chất hữu cơ có chứa sunfua hoặc do ô nhiễm từ nguồn nước thải ngành dệt nhuộm, thuộc da, luyện kim, sản xuất giấy. Nước nhiễm phèn thường chứa hàm lượng sunfat cao. Ở nồng độ sunfat 200mg/l nước có vị chát, hàm lượng cao hơn có thể gây bệnh tiêu chảy. Tiêu chuẩn nước uống quy định sunfat nhỏ hơn 250 mg/l.

24. Florua 
Nước mặt thường có hàm lượng flo thấp khoảng 0,2 mg/l. Đối với nước ngầm, khi chảy qua các tầng đá vôi, dolomit, đất sét, hàm lượng flo trong nước có thể cao đến 8 – 9 mg/l.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi hàm lượng flo đạt 2 mg/l đã làm đen răng. Nếu sử dụng thường xuyên nguồn nước có hàm lượng Flo cao hơn 4 mg/l có thể làm mục xương. Flo không có biểu hiện gây ung thư. Tiêu chuẩn nước uống quy định hàm lượng flo trong khoảng 0,7 – 1,5 mg/l.

25. Xyanua 
Xyanua có mặt trong nguồn nước do ô nhiễm từ các loại nước thải ngành nhựa, xi mạ, luyện kim, hóa chất, sợi tổng hợp. Xyanua rất độc, thường tấn công các cơ quan như phổi, da, đường tiêu hóa. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng xuanua nhỏ hơn 0,07 mg/l.

26. Coliform 
Vi khuẩn Coliform (phổ biến là Escherichia Coli) thường có trong hệ tiêu hóa của người. Sự phát hiện vi khuẩn Coli cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng E. Coliform bằng 0. Riêng Coliform tổng số trong nước sạch được cho phép 50 vi khuẩn / 100 ml.
(trích Handbook of Drinking Water Quality – Standards & Control)


1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC ĐƠN GIẢN TỰ LÀM 

- Đối với nước nhiễm phèn(sắt): 

Đối với nước nhiễm phèn, ta xử lý ô nhiễm bằng vôi sống. Lấy 100g vôi sống cho vào 1000l nước, sau đó để nước lắng xuống, gạn lấy nước trong. Nước nhiều sắt thường có màu vàng, mùi tanh. Cách đơn giản để làm sạch nước nhiễm sắt là đổ nước vào thùng, khoắng lên nhiều lần rồi để lắng, chắt lấy nước trong. Có thể dùng phèn chua để xử lý nước nhiễm phèn sắt. Phèn chua giã nhỏ (nửa thìa cho 25 lít nước) đổ vào thùng quấy nhiều lần để sắt và phèn kết tủa lắng dần xuống đáy.

Ngoài ra có thể xử lý bằng phương pháp sục khí, qua giàn mưa và bồn lắng, lọc để khử sắt. Làm giàn mưa bằng ống nhựa, khoan 150 – 200 lỗ có đường kính từ 1,5mm đến 2mm tùy theo công suất máy bơm đang sử dụng. Dưới cùng của bể lọc là lớp sỏi dày khoảng 1 gang, trên lớp sỏi là lớp cát dày khoảng 2,5 – 3 gang. Phương pháp này có thể kết hợp xử lý được một số chất khác với hàm lượng thấp như: Hydrogen sulfite H2S, Amoniac, Asen.

- Xử lý Hydrogen sulfite H2S:Nước chứa H2S thường không gây tác hại cho sức khoẻ, nhưng nó làm cho nước có mùi và vị của trứng thối. Nước cấp có chứa hàm lượng H2S thấp khoảng 1,0 ppm đã có đặc tính ăn mòn, làm xỉn màu các đố dùng bằng bạc hay đồng, làm cho quần áo và đồ gốm có vết đen. Mua máy bơm sục khi hồ cá về sục khí vào hồ nước kết hợp dùng than củi, than hoạt tính lọc nước. H2S được hấp phụ trên bề mặt của các hạt than. Chúng ta phải định kỳ thay các hạt than trong bể lọc (tùy thuộc vào khả năng hấp phụ của than và hàm lượng H2S trong nước).

- Xử lý nước cứng:

Nước cứng là thuật ngữ dùng để chỉ nước có chứa hàm lượng lớn các ion như Ca2+, Mg2+; loại nước này thường ảnh hưởng đến tuổi thọ các thiết bị sử dụng nước hằng ngày. Các cách xử lý đơn giản:

Cách 1: Đun sôi nước sẽ làm các ion này kết tủa.

Cách 2: Dùng thiết bị có ngăn chứa các hạt lọc cation. Theo quá trình trao đổi ion các hạt cation mang điện dương sẽ đổI cho các hợp chất mang điện tích dương. Do đó nước sẽ mềm hoặc loạI bỏ được các kim loạI nặng như : Fe, Cu, Zn… để hoàn nguyên hạt nhựa cation hãy dùng nước muốI nồng độ 10% để rửa ngược vật liệu

- Khử trùng nước sinh họat:

Để đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, nước sinh hoạt bắt buộc phải được khử trùng. Phương pháp khả thi rẻ tiền là dùng nước Javen (hypochlorit natri ). Hãy nhớ rằng không được pha quá nồng độ dư lượng chlorine 0,3mg/l. Cũng có thể khử trùng nước bằng ozone hay tia cực tím, nhưng không phù hợp với việc nước sau khử trùng phải tiếp tục lưu chuyển trong đường ống và bể chứa.


2. XỬ LÝ NƯỚC SINH HOẠT PHỨC TẠP 

Mỗi nguồn nước có thể nhiễm một hay nhiều tạp chất làm nước không đạt tiêu chuẩn. Để xử lý triệt để các tạp chất gây hại cho người ta cần có kết quả xét nghiệm mẫu nước. Chúng tôi đưa ra vài phương pháp lọc nước phổ biến Chúng ta biết rằng có rất nhiều phương pháp lọc khác nhau như:

- Xây hồ lọc (không áp) : Ở đây cũng có nhiều cách lọc như lọc từ trên xuống, lọc ngược từ dưới lên, lọc ngang. Phương pháp này chiếm diện tích rất lớn để đạt được công suất lọc 1m3/h, quá trình làm vệ sinh rất khó khăn.

- Lọc áp lực : Thiết kế lọc từ dưới lên, xem ra phương pháp lọc này cũng không tiện lợi. Vì chúng ta dùng một lực nén tứ dưới lên, lúc đó các vật liệu lọc không thể liên kết với nhau tạo thành một lớp lọc bền vững mà chúng tôi luôn ở trạng thái động, chính vì lẽ đó hệ thống lọc không đạt hiệu quả cao.

Tương tự cũng có rất nhiều phương pháp lọc khác: lọc khung bản, lọc đĩa, lọc ly tâm… Nhưng xem ra chúng cũng không đạt được mục đích tối ưu, nên chúng tôi đã quyết định chọn phương pháp lọc cột đa lớp trên xuống là hiệu quả và đã có lắp cho rất nhiều đơn vị cùng ngành nói chung và các ngành khác nói riêng.

Lọc áp lực trên xuống: tại sao ở đây chúng tôi sử dụng phương pháp lọc áp lực trên xuống, vì lọc ở đây có tác dụng giữ lại các tủa bông và tủa nụ do quá trình oxy hóa từ đầu nguồn tạo ra, ngăn chặn các cặn vật lý do lưu chuyển trên đường ống có kích thước lớn hơn 50 micron nhằm đưa nước đạt độ trong gần cho phép, đồng thời bộ phận này giúp các bộ phận sau hoạt động tốt hơn. Hệ thống này được thiết kế lọc áp lực có dòng chảy từ trên xuống và thiết kế hệ thống van xả rửa ngược từ dưới lên, rất tiện lợi cho người sử dụng.

Sau khi chọn được phương pháp tối ưu để thiết kế cột lọc ta tiến hành chọn vật liệu để xử lý nguồn nước bị nhiễm:

- Nhiễm phèn sắt: nước ngầm chảy trong lòng đất khi nhiễm sắt có mùi tanh bùn, nước trong không màu. Sau khi được bơm lên hồ chứa gặp không khí sắt kết tủa, nước có màu vàng, váng và có mùi tanh bùn. Hiểu được nguyên lý trên chúng ta sẽ tiến hành kết hợp các bước sau:

- Làm thoáng bằng giàn mưa là cho sắt tiếp xúc không khí có chứa oxy để oxy hoá Fe2 thành Fe3, tạo Fe(OH)3 kết tủa lắng xuống. Bơm nước từ giếng lên cao 3-4 m (càng cao càng tốt) cho qua giàn phun (có thể là ống nhựa đục nhiều lỗ hoặc chậu nhựa đục lỗ cũng đc).chứa nước vào hồ để lắng phèn

Lọc áp lực: nước sau khi làm thoáng bơm qua cột xử lý có chứa sỏi đá và chất khử phèn cực mạnh của USA ( cát mangan, đa brim hoặc FILOX). nước sau khi qua cột lọc phèn này hoàn toàn loại bỏ hết phèn. Tùy theo đặc trưng ngành nghề mà có biện pháp xử lý thích hợp: nước lò hơi ngoài các tiêu chuẩn cơ bản còn yêu cầu làm mềm nước, tương tự nước dùng cho xi mạ yêu cầu thêm độ dẫn điện, TDS………….chúng tôi chỉ khái quát vài phương pháp lọc nước cơ bản xử lý làm mềm nước

Thiết bị trao đổi ion là các chất vật liệu hạt không hòa tan có trong cấu trúc phân tử các gốc Axit hay Bazơ có thể thay thế được mà không làm thay đổi tính chất vật lý của chúng và cũng không làm biến mất hoặc hòa tan các Ion dương hay âm cố định trên các góc này đẩy Ion cùng dấu có trong dung dịch lỏng. Đó là sự trao đổiIon, cho phép thay đổi thành phần Ion của chất lỏng cần xử lý mà không thay đổi số lượng tải toàn bộ có trong chất lỏng trước khi trao đổi. , thông thường chúng tôi sử dụng Resin sản phẩm của hãng Dow của Mỹ sản xuất có dung tích trao đổi 2Eq.

Theo đó ở cột Cation, khi qua cột này sẽ giữ lại tất cả các Ion kim loại phân ly trong nước như: Ca, Mg, Fe,… và đưa vào nước góc Na+ do quá trình hoàn nguyên nhựa bằng muối ăn (NaCl). Chúng diễn ra theo phương trình sau :

Thiết bị này có tác dụng giữ tất cả các mùi lại trong nước gây khó chịu khi sử dụng như: NH3, H2S, Clo dư… Nhờ sử dụng than hoạt tính (Activated Carbon). Thực nghiệm chỉ ra rằng than hoạt tính là chất hấp thụ có phổ rất rộng. Phần lớn các phân tử hữu cơ sự cố định trên bề mặt của chúng, các phân tử phân cực lớn và có cấu tạo hàng với khối lượng mol nhỏ ( rượu đơn, axit hữu cơ bậc nhất) rất khó giữ lại. Các phân tử mol cao bị than hoạt tính hấp thụ khá tốt. Ngoài tính chất hấp thụ than hoạt tính còn giúp các vi khuẩn có khả năng phân hủy một phần của pha hấp thụ. Như vậy, một phần của chất tiếp tục tái sinh và có thể giải phóng các vị trí để tiếp tục cố định các phần tử mới.

Sau thời gian sử dụng chúng có thể bảo hòa, lúc đó ta tiến hành tái sinh than hoạt tính, có rất nhiều cách như: tái sinh bằng hơi, tái sinh bằng nhiệt, tái sinh bằng hóa chất rất tiện ích. Chi phí tái sinh không đáng kể, ở đây chúng tôi sử dụng than hoạt tính do VN sản xuất có chất lượng tương đương Mỹ.

Xét nghiệm nước là công việc cần làm để tìm ra những vấn đề của nguồn nước. Dựa trên kết quả xét nghiệm ta có thể dễ dàng chọn lựa công nghệ và thiết bị để xử lý nước, những dây chuyền lọc nước tốt nhất và phù hợp nhất cho nguồn nước, và cần một hệ thống xử lý nước chuyên nghiệp, hiện đại.
 
Cty Sự Sống Mới khuyên bạn nên dùng sản phẩm máy lọc nước cao cấp NewLife hiện địa nhất hiện nay để có nguồn nước uống sạch tươi mát và tinh khiết đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.
 
Máy lọc nước cao cấp NewLife
 
Máy lọc nước cao cấp NewLife
 
Máy lọc nước cao cấp NewLife công nghệ siêu màng lọc UF tiến tiến nhất thế giới được nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc... Đến với New Life Quý khách sẽ hài lòng về chất lượng, dịch vụ cũng như giá thành sản phẩm !!!
 

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Phòng tránh sỏi thận bằng cách uống nhiều nước

Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong thực tế lâm sàng thường phát hiện muộn nên nhiều biến chứng.

Nguyên nhân tạo ra sỏi có nhiều nhưng trong đó có một lý do quan trọng là việc không đủ lượng dung dịch hòa tan các chất cặn bã hữu cơ và vô cơ đường tiết niệu. Vì vậy các chất này tích tụ lại và hình thành nên các viên sỏi.


Khi thiếu nước dễ tạo ra sỏi thận

Khi máu đi qua thận, máu đến cầu thận và nước sẽ thấm qua mạch máu vào khoang nhỏ gọi là khoang Bowman. Tại đây nước được chảy vào hệ thống ống thận dày đặc. Một phần nước sẽ được tái hấp thu lại, phần khác tiếp tục đi vào đường ống. Cuối cùng chúng được đổ vào một bể lớn gọi là bể thận, sau đó, từ thận nước tiểu được dẫn xuống bàng quang bằng một ống gọi là niệu quản, và từ bàng quang nước tiểu sẽ được thải ra ngoài qua niệu đạo. Quá trình tạo ra nước tiểu vô cùng phức tạp và có sự tham gia của rất nhiều yếu tố lý, hóa, thần kinh. Khi nước tiểu được tạo ra, chúng hòa tan các chất độc và “làm trôi” các chất cặn bã trên đường đi. Vì một lý do nào đó, số lượng nước không đủ hay có sự ứ trệ trên đường đi, các chất cần thải loại sẽ lắng lại, tích tụ theo thời gian và tạo thành sỏi.

Phòng tránh sỏi thận bằng cách uống nhiều nước

Phòng tránh sỏi thận bằng cách uống nhiều nước

Sỏi hệ thống tiết niệu là một cấu trúc phức tạp dạng rắn được tạo ra từ các chất vô cơ như calci, phospho và hữu cơ như ammonium, urat… cấu tạo của viên sỏi là một cấu trúc theo từng lớp đồng tâm. Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng được phát hiện nhiều nhất là khoảng từ 20 đến 50 tuổi. Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi vị trí trên đường đi của hệ thống tiết niệu. Có thể phân chia vị trí như sau: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.

Tuy nhiên, từng đoạn cũng lại qui định chi tiết hơn như ở thận có sỏi nhu mô thận, sỏi bể thận; ở niệu quản là sỏi 1/3 trên, sỏi 1/3 giữa, sỏi 1/3 dưới. Có thể chỉ bị sỏi ở một vị trí nhưng cũng có thể sỏi ở nhiều vị trí.

Các loại sỏi: sỏi calcium oxalate: hay gặp nhất, gặp nhiều ở người trưởng thành hơn những người có sỏi calci thường có vấn đề tăng calci niệu và có liên quan tới yếu tố di truyền, bệnh tuyến cận giáp, mắc bệnh gút, các bệnh đường ruột, béo phì và bệnh thận. Sỏi struvite: cấu tạo bởi magne và ammoni. Thường thứ phát do nhiễm khuẩn tiết niệu.

Đặc biệt là những người dẫn lưu ống thông đường niệu kéo dài. Sỏi uric: do biến loạn chuyển hóa làm tăng acid uric trong nước tiểu, sỏi cystine. Hiếm gặp, cấu trúc sỏi là amino acid cystine, đây là bệnh có tính di truyền.


Phòng tránh sỏi thận bằng cách uống nhiều nước

Để phòng tránh sỏi thận vì vậy phải uống thật nhiều nước. Nước được cung cấp đủ sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt hơn đặc biệt trong mùa hè oi bức. Hơn thế nữa nó giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật.

Nếu tính theo hoạt động bình thường của cơ thể thì lượng nước tiểu khoảng 1.500ml, lượng nước qua đường mồ hôi và đường tiêu hóa khoảng 500-1000ml, như vậy nhu cầu về nước là từ 1.500 đến 2.500 ml mỗi ngày. Nhu cầu này tăng lên hay giảm đi tùy theo tính chất công việc và đặc biệt là theo thời tiết. Tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, xây dựng cho mình một thói quen uống nhiều nước là vô cùng hữu ích.

Nước uống cần đảm bảo vệ sinh. Nên uống nước đã được lọc qua máy lọc nước cao cấp. Trong thực tế có nhiều loại nước có thể sử dụng hàng ngày có lợi cho sức khỏe như các loại nước ép hoặc sinh tố làm từ cà rốt, cà chua, dưa leo, dưa hấu…; nước chanh cam chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho da, giúp cơ thể thanh nhiệt, sát khuẩn, trị ho…; nước ngâm từ quả dâu, mơ hay sấu pha. Sữa chua là loại đồ uống không thể thiếu trong mùa hè, nhất là đối với chị em phụ nữ. Mùa hè nóng nực, khi lao động thể lực nhiều có thể thêm chút muối vào nước uống. Nước muối loãng giúp làm cơ thể bớt khát nước hơn và cung cấp muối mất qua mồ hôi.

Không nên uống các loại nước uống nhiều đường, nhất là đối với người béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp. Hạn chế sử dụng nước đá vì nó có thể gây hỏng men răng.

Với một số trường hợp đặc biệt cần thận trọng khi uống nước như người bị suy tim, suy thận… chú ý phải hỏi kỹ bác sĩ điều trị để có một chế độ nước phù hợp.

Hãy đến với Sự Sống Mới để sở hữu ngay cho gia đình bộ sản phẩm máy lọc nước cao cấp NewLife hàng đầu thế giới được nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc… NewLife mang đến cho gia đình bạ nguồn nước uống tinh khiết nhất không làm bạn thất vọng.

Máy lọc nước cao cấp

Máy lọc nước cao cấp New Life Hàn Quốc

Công nghệ chế biến nước sạch từ năng lượng mặt trời

Các nhà sáng chế vẫn chưa muốn dừng lại ở đây. Họ đang có tham vọng nghiên cứu ra một phiên bản tiên tiến hơn có thể sản xuất ra được một lượng nước sạch lớn hơn.

Khan hiếm nước và ô nhiễm nguồn nước là hai trong những vấn đề cấp bách nhất của thế giới hiện nay, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, những nơi mà cơ sở hạ tầng và nguồn lực còn có hạn. Mới đây, các nhà khoa học Israel đã phát triển một công nghệ mới dựa trên năng lượng mặt trời để chưng cất nước sạch, có thể mở đường cho một giải pháp lâu dài cho vấn đề này.

Một công ty của Israel đang hi vọng hệ thống chưng cất nước sạch bằng năng lượng mặt trời của họ sẽ có thể giúp giải quyết hai vấn đề cấp bách nhất của thế giới hiện nay là khan hiếm nước và ô nhiễm nguồn nước.

Công nghệ chế biến nước sạch từ năng lượng mặt trời

Công nghệ chế biến nước sạch từ năng lượng mặt trời

Một lượng nước mẫu được lấy từ sa mạc gần Biển Chết, nơi mà nguồn nước đang ngày càng bị ô nhiễm và nhiễm mặn. Và họ đã biến số nước đó thành nước có thể uống.

Tiến sĩ Ronald Silver, đồng sáng lập Công ty SunDwater, Israel cho biết: "Chúng tôi cảm thấy chúng tôi đang sở hữu một sáng chế mang tính cách mạng, có thể làm thay đổi thế giới. Giải pháp của chúng tôi chỉ hoàn toàn bằng năng lượng sạch, không cần cơ sở hạ tầng, được dùng bằng năng lượng mặt trời và với thiết kế độc quyền của chúng tôi để có thể chưng cất được ra nước tinh khiết với một khối lượng nước mà từ trước đến nay với các hệ thống khác chưa bao giờ đạt được”.

Các nhà sáng chế cũng cho biết hệ thống này hoạt động vô cùng đơn giản và không cần phải bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên, nên rất tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Nước bị ô nhiễm hay bị nhiễm mặn được bơm vào máy chưng cất và với một chiếc đĩa quang điện tập trung lượng tia sáng mặt trời, nước được đun nóng lên rồi bốc hơi nhanh. Hơi nước sau đó ngưng tụ lại và chảy vào một thùng chứa thành nước sạch. Đáng nói là thiết bị này có thể chưng cất được 400 lít nước sạch mỗi ngày.

Giáo sư Avner Adin, chuyên gia công nghệ về nước tại Đại học Hebrew Jerusalem nói: "Điều quan trọng trước tiên là hệ thống này có thể dùng được ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, ở những ngôi làng nhỏ của các nước đang phát triển, có thể dùng cho sản xuất nông nghiệp ở những nơi không có nước sạch".

Tại Việt Nam cũng đã có những công trình sử dụng năng lượng mặt trời để chưng cất nước mặn thành nước ngọt, được ghi nhận. Cụ thể nhất là đề tài “Thiết kế thiết bị chưng cất nước ngọt quy mô hộ gia đình cho người dân miền biển” của hai sinh viên Nguyễn Ngọc Anh và Phạm Duy Linh của Đại học Cần Thơ đã từng giành giải nhất cuộc thi Holcim Prize năm 2011. Tuy nhiên, thiết bị này mới chỉ có khả năng chưng cất từ 90 tới 150 lít nước một ngày.

Mời các bạn xem sản phẩm bán chạy nhất đầu năm 2014 :  máy lọc nước cao cấp NewLife ...... Sản phẩm Máy lọc nước cao cấp NewLife Công nghệ siêu màng lọc UF hiện đại nhất thế giới được nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc sẽ mang đến cho bạn và gia đình nguồn nước uống tinh khiết nhất đảm bảo cho sức khỏe.

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Hãi hùng nước mía “siêu bẩn” tràn ngập đường phố

Có mặt tại nhiều điểm bán nước mía, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các quán nước mía đều mất vệ sinh, thậm chí có nơi có thể coi là “siêu bẩn”.

Cuối giờ chiều, hàng nước mía gần cổng Viện 103 (Hà Đông) chật kín người ngồi. Cô bán hàng tất bật đập đá, rót nước mía để cho khách kịp uống. Mía được dóc sẵn, cho vào xô, để ngay bên lề đường mù mịt bụi, ruồi nhặng bâu đầy. Trên máy ép nước mía, mảnh vải xô bu kín những chú ruồi, thỉnh thoảng có con lọt vào phía trong máy ép trộn lẫn với nước mía. Cô bán nước thoăn thoắt dùng tay trần vốc đá vào cốc cho khách.

Theo chúng tôi quan sát, đây là loại đá cây (cấm dùng trong chế biến thực phẩm). Trời nắng nóng, người bán hàng mồ hôi nhễ nhại, thỉnh thoảng lại lấy tay quyệt vội những dòng mồ hôi chảy trên mặt, cổ. Dù chứng kiến cảnh mất vệ sinh này nhưng nhiều khách vì khát nên vẫn ngồi uống một cách ngon lành.

Nước mía "siêu bẩn" tung hoành mùa hè - 1

Không nhiều nơi bán nước mía đảm bảo an toàn vệ sinh

Tương tự, trên đường Phương Mai, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Trọng Tấn có rất nhiều cửa hàng treo biển “Nước mía sạch”. Chẳng biết sạch đến mức nào nhưng tất cả các công đoạn “chế biến” đều được người bán hàng dùng tay trần. Mía thì dóc vỏ sẵn, phơi bên lề đường, cốc đựng nước cho khách dùng chỉ tráng qua loa một lần trong chậu nước được dùng đi dùng lại.

Tìm đỏ cả mắt chúng tôi cũng chẳng thế thấy nổi một hàng nước mía vỉa hè nào mà người bán hàng đeo găng tay vệ sinh. Trên đường Lê Trọng Tấn, có cửa hàng cẩn thận hơn, để mía trong túi ni lông, nhìn qua thì có vẻ sạch sẽ nhưng miệng túi lại được mở rộng để lấy cho tiện. Chính sự tiện lợi này mà lúc nào trong túi đựng mía cũng có vài chú ruồi vo ve bay ra bay vào.

Một hàng nước mía “sạch” trên đường Nguyễn Hữu Thọ, anh bán hàng luôn tay vốc đá cho khách, cứ vài chục phút anh còn kiêm luôn việc dọn đống bã mía đầy ruồi nhặng cho vào tải. Khi có khách gọi, anh phủi hai tay vào ống quần hoặc chiếc khăn cáu bẩn để ngay trên bàn rồi lấy mía cho vào máy ép. Khách hàng đa số coi việc này là bình thường nên người bán cứ bán, người mua chỉ cần… cốc nước mía. Thậm chí, nhiều khách hàng khi thấy ruồi bâu vào cốc nước mía đang uống thì lấy tay huơ cho ruồi bay để uống.

Nước mía liệu có đảm bảo vệ sinh

Nước mía liệu có đảm bảo vệ sinh

Dạo qua nhiều vỉa hè, có thể thấy những cửa hàng kinh doanh nước mía mọc lên ở khắp nơi mà chẳng cần phải xin giấy phép kinh doanh, cũng không thấy có thanh tra y tế kiểm tra chất lượng VSATTP. Mặc dù Hà Nội đã có văn bản cấm sử dụng đá cây trong thực phẩm, nhưng tại hầu hết quán nước mía này đều dùng loại đá cây mất vệ sinh mà không được chính quyền địa phương nhắc nhở, xử lý.

Nguy cơ dịch tả có thể xảy ra là hiện hữu, và thực tế Hà Nội đã ghi nhận một số ca mắc tả, nhưng các quán giải khát mất vệ sinh vẫn tung hoành khắp các phố. Những văn bản, công văn của Sở Y tế gửi các địa phương yêu cầu siết chặt công tác quản lý VSATTP dường như bị chính quyền sở tại lơ là, hoặc kiểm tra lấy lệ.

Chúng ta nên uống nước sạch đã được lọc qua máy lọc nước để đảm bảo sức khỏe cho mọi người.

Máy lọc nước cao cấp NewLife hiện đại nhất hiện nay là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn và gia đình... đến với NewLife để có nguồn nước uống tươi mát và tinh khiết nhất !!!

Tác hại nguy hiểm không ngờ của nước ngọt có ga

Nếu sử dụng quá nhiều nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn đấy! Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến răng miệng, dạ dày...


Gây nên các căn bệnh về thận

Thận là một trong những cơ quan làm nhiệm vụ bài tiết quan trọng nhất của cơ thể. Hầu hết các chất có hại sinh ra trong cơ thể chúng ta khi hấp thu các đồ uống đều thông qua thận bằng cách hình thành nước tiểu và bài trừ ra bên ngoài. Vì thế, việc uống nước ngọt có ga cũng có những mối liên quan mật thiết với bộ phận này.

Nước ngọt có ga là một loại đồ uống chứa rất nhiều chất khoáng, chất phụ gia, chất màu, chất bảo quản… Đặc biệt, nó còn chứa hàm lượng cao axit photphoric – chất có liên quan đến sỏi thận và các bệnh thận khác. Vì thế, đồ uống này có thể gây tổn hại cho thận, làm tăng nguy cơ sỏi thận và các bệnh về thận nếu chúng ta sử dụng quá thường xuyên đấy!

Tác hại nguy hiểm không ngờ của nước ngọt có ga
Tác hại nguy hiểm không ngờ của nước ngọt có ga


Ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và đường ruột

Sau khi chúng ta uống nhiều nước ngọt có ga, các bộ phận như huyết quản đường ruột, dạ dày sẽ lập tức co lại, khiến cho lượng máu của dạ dày giảm đi một cách đáng kể. Điều này khiến cho chức năng dạ dày và đường ruột bị mất cân bằng.

Nguy hiểm hơn, việc tiêu thụ nhiều đồ uống này còn có thể gây nên các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài… Đồng thời, nó còn dẫn đến tình trạng co thắt dạ dày, viêm dạ dày, đau nhức dạ dày…, đặc biệt là nguy cơ mắc các căn bệnh về dạ dày và đường ruột.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và đường ruột

Đe dọa sức khỏe răng miệng

Đồ uống có ga là một loại nước uống có chứa rất nhiều chất phụ gia, chất tăng vị và các axit hữu cơ… Đây là các chất rất nguy hiểm với răng do tác dụng ăn mòn mạnh, có thể làm hỏng lớp bảo vệ bề mặt men răng, kéo theo các triệu chứng như đau nhức răng, sâu răng…

Không những thế, nếu chúng ta sử dụng nước ngọt có ga liên tục trong thời gian dài, răng lợi sẽ bị tác động nghiêm trọng. Các bạn không chỉ mắc phải các bệnh răng miệng mà còn có nguy cơ bị ăn mòn tủy răng và ảnh hưởng sâu vào bên trong nữa. Vì thế, chúng mình hãy hết sức chú ý khi uống đồ uống này nhé!

Đe dọa sức khỏe răng miệng

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người uống trên 1 lon nước ngọt có ga trong 1 ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với người uống dưới 1 lon. Ngay cả khi việc uống đồ uống này không làm chúng ta tăng cân, khả năng mắc bệnh tiểu đường vẫn rất cao.

Nguyên nhân của điều này là do nước ngọt có ga thường chứa một hàm lượng đường khá cao. Khi các bạn sử dụng các sản phẩm này, lượng đường trong cơ thể sẽ bị tăng đột biến, làm tăng lượng insulin, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì thế, để tránh mắc bệnh, chúng mình không nên sử dụng nhiều nước ngọt có ga mà hãy thay thế bằng nước lọc.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường


Dễ gây béo phì

Nguy cơ gây béo phì do uống nước ngọt có ga rất cao, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, lượng đường trong nước ngọt có ga là rất lớn, tới 40g trong một lon nước ngọt 335ml. Nếu mỗi ngày chúng ta uống 2 lon nước ngọt sẽ đồng nghĩa với việc đưa vào cơ thể tới tận 320.000 kalo.

So với người không uống nước ngọt có ga, người thường xuyên sử dụng sản phẩm này sẽ có nguy cơ béo phì tăng gấp 1,6 lần. Điều này không chỉ gây ra những bất tiện về mặt thẩm mỹ mà nguy hiểm hơn, nó là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác. Vì thế, chúng mình không nên sử dụng nước ngọt có ga một cách thường xuyên và tránh uống quá nhiều trong mỗi lần nhé!

Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên uống nước lọc sạch, vệ sinh đã được lọc qua máy lọc nước cao cấp...để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.

Mời bạn xem sản phẩm  may loc nuoc cao cap NewLife đang bán chạy nhất trên thị trường Việt Nam... NewLife với công nghệ siêu màng lọc UF tiên tiến nhất thế giới sẽ mang đến cho gia đình bạn nguồn nước uống tinh khiết nhất.